Phiên âm Latinh Tiếng_Lào

Bài chi tiết: Chữ Lào Latin hóa
Bản đồ của Lào có ghi các tên chuyển tự Latin cùng với chữ Lào.Bảng Unicode chữ Lào

Phiên âm tiếng Lào ra ký tự Latin, đặc biệt là tên riêng, hiện thiếu nhất quán. Các nỗ lực thống nhất cách phiên âm gần đây đã được đưa ra, trong đó có phiên âm nhắm đến phục vụ cho viễn thông, như cho mạng di động bằng thiết bị chưa hiện được chữ Lào. Trong các văn liệu đã có thì phiên âm mỗi nơi một vẻ tùy theo đã tiếp cận nguồn nào, trong đó một số người nước ngoài đến và tự ghi tiếng Lào theo tiếp xúc của mình.

Trước đây địa danh đến với thế giới chủ yếu thông qua các bản đồ do người Pháp lập, từ cuối thế kỷ 19 đến những năm 1940. Ban đầu chỉ có người Pháp làm và các địa danh được ghi thuần theo chữ Pháp, như mouang (muang), Louang Prabang (Luang Prabang), Sépon (sông Xê Pôn), Nam Gnouang (Nậm Nhoàng), Nam Hou (Nam Ou, Nậm U),... Về sau có các viên chức người Việt tham gia, đã dùng các dấu kiểu chữ Việt để ghi âm và thanh vốn không có trong tiếng Pháp. Tuy nhiên các tờ bản đồ được các nhóm khác nhau lập vào thời gian khác nhau nên cách ghi không nhất quán, và nhiều tên đã có ở các bản xuất trước đó thường không sửa lại. Vì thế sự lộn xộn dường như tăng thêm, như "Xê Pôn" còn được ghi là Tchepone, Sepone, Sepon, Sépon, Xépôn, Xêpôn,...

Khoảng năm 1960 Ủy ban Quốc gia Lào về Địa danh (Lao Commission Nationale de Toponymie) đưa ra quy cách phiên âm, một bản mang dấu ấn tiếng Pháp [lower-alpha 1] và tồn tại đến nay, như trong làm bản đồ. Năm 1966 những cơ quan Ban địa danh Hoa Kỳ (BGN, United States Board on Geographic Names) và Ủy ban thường trực về Địa danh cho sử dụng chính thức ở nước Anh (PCGN, Permanent Committee on Geographical Names for British Official Use) theo và dùng vào lập bản đồ, trong đó có bản đồ quân sự, và tên thường tham chiếu là "BGN/PCGN 1966 System" [5].

Hiệp hội Thư viện Mỹ (ALA, American Library Association) và Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ (LC, Library of Congress) dựa theo chuẩn Latin hóa ALA-LC đã lập ra phiên âm Latin cho tiếng Lào [6]. Bản này thể hiện cách phiên âm của người nói tiếng Anh, bỏ qua các dấu ấn Pháp trong BGN/PCGN, song không phải là bản được chấp nhận rộng rãi.

Cơ quan Liên Hiệp QuốcNhóm chuyên viên về Địa danh Liên Hiệp Quốc hiện đề xuất sử dụng BGN/PCGN 1966 System cho tiếng Lào [5][7].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tiếng_Lào http://www.ethnologue.com/show_language.asp?code=l... http://unicode-table.com/en/sections/lao/ http://www.eki.ee/wgrs/rom2_lo.pdf http://www.loc.gov/catdir/cpso/romanization/lao.pd... http://www.laoscript.net/downloads/fonts/saysettha... //dx.doi.org/10.1300%2FJ104v42n02_03 http://glottolog.org/resource/languoid/id/laoo1244 http://glottolog.org/resource/languoid/id/nort2741 http://www.unicode.org/Public/9.0.0/charts/ http://vietnam.vnanet.vn/vnp/lo-la/21/Default.aspx